Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.

thi-truong-day-tiem-nang-cua-nganh-duoc-viet-nam1

Thị trường dược phẩm trên đà nở rộ

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 12.2%, ngành dược Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và có sự dịch chuyển lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2019, tổng giá trị thị trường dược phẩm đạt ngưỡng 6.6 tỷ USD, theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng lên mức 9.2 tỷ USD vào năm 2023.

Xét về mặt tiêu thụ thuốc, mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng trưởng đều đặn với CAGR (2012- 2019) đạt 16.7%, trong đó bình quân 1 người sẽ chi trả 67 USD cho nhu cầu sử dụng thuốc của mình. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đang chiếm 33% trong tổng chi phí y tế / tỷ lệ chi tiêu cho thuốc so với một số quốc gia của khu vực, cụ thể là các nước: Campuchia (44%), Trung Quốc (39%), Thái Lan (34%), và Australia (16%).

thi-truong-day-tiem-nang-cua-nganh-duoc-viet-nam2

Trong đó, tỉ lệ sử dụng thuốc generic vẫn tiếp tục đà tăng trưởng dần đều, năm 2019, thuốc generic chiếm 55.6% tổng sản lượng tiêu thụ, trong khi đó loại thuốc patented (thuốc biệt dược gốc có bằng sáng chế) chỉ khiêm tốn ở mức 20%. So với thuốc patented, thuốc generic có giá thành rẻ hơn nhiều trong khi hiệu quả lại gần như tương tự. Hơn nữa, việc hàng loạt thuốc bản quyền hết hạn trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thúc đẩy dòng thuốc “ăn theo” này phát triển. Hiện nay để hưởng ứng xu thế của thế giới trong việc tăng cường sử dụng thuốc generic để giảm chi phí y tế, chính sách khuyến khích sử dụng thuốc generic trong điều trị và chăm sóc sức khỏe của chính phủ sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển thị trường này.

thi-truong-day-tiem-nang-cua-nganh-duoc-viet-nam3

Theo báo cáo của Virac, tuy giá trị thị trường của các loại thuốc patented tại Việt Nam đang có xu hướng tăng dần, CAGR giai đoạn 2011 – 2019e ước đạt 10.2%, nhưng so với mức tăng toàn ngành, con số này vẫn có phần lép vế. Các tác động của tỷ giá cũng như chi phí hoa hồng dành cho bệnh viện chính là nguyên nhân khiến giá bán lẻ loại thuốc này gia tăng vượt quá ngân sách tiêu dùng của đại đa số người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định giới hạn sử dụng thuốc biệt dược gốc tại các cơ sở y tế (sử dụng thuốc patented với tỷ lệ tối đa 30% tổng chi thuốc tại bệnh viện tuyến Trung ương, 5% đối với bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện không sử dụng thuốc patented) sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dòng thuốc này trong giai đoạn tới.

Thuốc ngoại chiếm ưu thế

Năm 2019, Việt Nam đã chi 3.07 tỷ USD cho thuốc nhập khẩu, tăng 10.2% sản lượng so với năm trước và phân nửa xuất phát từ EU. Q1/ 2020 chứng kiến sự tăng trưởng rõ nét trong nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường lớn so với cùng kỳ năm 2019, tăng mạnh nhất là Bỉ (107.7%), Mỹ (40.8%), Tây Ban Nha (27.5%), Italia (24.3%),…

Trong khi thuốc ngoại chiếm một nửa thị trường về nhu cầu sử dụng, giá trị tăng trưởng dược phẩm nội địa lại trên đà giảm sút. Tâm lý người dân ưa chuộng và ưu tiên sử dụng thuốc ngoại hơn về mặt chất lượng trong khi nhiều loại thuốc ngoại mức giá cao hơn thuốc nội không đáng kể là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

thi-truong-day-tiem-nang-cua-nganh-duoc-viet-nam4

Các doanh nghiệp nội địa chỉ có khả năng sản xuất một số sản phẩm chức năng và thuốc generic, còn lại phần lớn thuốc đặc trị vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ấn Độ – trung tâm hàng đầu về sản xuất thuốc không có bản quyền là 1 trong 3 thị trường cung cấp dược phẩm chủ yếu của Việt Nam, cụ thể kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ quốc gia này đến Việt Nam trong Q1/2020 đạt 63.4 triệu USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt

Hiệp định EVFTA ký kết thành công đã thu hút nhiều doanh nghiệp EU đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cuối tháng 5/2019, nhà sản xuất dược toàn cần AstraZeneca (Anh) công bố đầu tư 5,000 tỷ đồng vào Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024, lựa chọn công ty CP Dược Trung Ương 2 (Phytopharma) làm đối tác phân phối sản phẩm. Việc các đối tác nước ngoài có khả năng tham gia sâu vào quá trình sản xuất, phân phối là một thách thức lớn cho doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, xu hướng M&A vẫn diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ. Doanh nghiệp ngoại mua lại các công ty dược phẩm Việt Nam để tận dụng nhà máy và nguồn nhân công rẻ có sẵn. Trong thời gian tới, Imexpharm (IMP) và Traphaco (TRA) được cho là 2 cái tên tiềm năng tiếp theo trong thương vụ M&A. Tính đến hiện tại, tổng sở hữu nước ngoài tại IMP và TRA lần lượt là 47.8% và 47.1%. Tại Traphaco, hãng dược Daewon đang sở hữu 15% và công ty quản lý quỹ Mirae Asset đang nắm 25% cổ phần.

Xu thế phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam

Cuộc đua giữa các “ông lớn” bán lẻ thuốc

Nhận thấy tốc độ tăng trưởng hai con số của ngành dược, các doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực bán lẻ như Thế giới Di động, FPT Retail, Nguyễn Kim,… thay nhau lấn sân sang thị trường dược phẩm. Động thái này hứa hẹn sẽ thu hút ngày càng nhiều các chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn trên thế giới như Mercury, Walgreens Boots Alliance, CVS…

Một số chuỗi nhà thuốc như hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu, Eco, Phano, Pharmacity… đạt GPP ấn tượng. Trong năm 2019, các chuỗi dược phẩm Eco, Phano, Pharmacity và Liên Á Châu đều có mức tăng trưởng vượt bậc lần lượt là 11.91%, 8.73%, 124.31% và 33.32%.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư mở rộng cơ sở phân phối thuốc. Pharmacity – chuỗi nhà thuốc có trong tay hơn 400 cơ sở bán lẻ thuốc, tháng 10 này đã mở thêm 30 cửa hàng mới, đặt mục tiêu cuối năm sẽ sở hữu 600 cửa hàng. Cùng với Pharmacity, nhà thuốc Long Châu, trực thuộc Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) khai trương nhiều điểm bán mới từ giữa tháng 5, chính thức cán mốc 100 nhà thuốc, đến nay đã tăng lên 186 cửa hàng.

Xu hướng M&A không hề hạ nhiệt

Nguồn vốn đầu tư “khủng” từ các tập đoàn nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa nâng cấp quá trình sản xuất và phân phối trong cuộc đua với sản phẩm nhập khẩu. Mới đây nhất, CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định đã có động thái đề xuất nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, đồng thời cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 25% cổ phần mà không cần chào mua công khai. Việc thực hiện M&A với các doanh nghiệp nước ngoài trở thành cơ hội để doanh nghiệp dược phẩm nội địa tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng cao.

Theo: viracresearch

Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.

KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ

Phone: 028 3937 1800

Email: contact@konvoi.vn

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan: 

Bài viết mới nhất

Tài liệu và báo cáo mới nhất

Giải pháp nâng cao doanh số

Chúng tôi giúp bạn tiết kiệm nguồn lực doanh nghiệp,
mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Câu chuyện thành công

Bán hàng là điều quyết định thành công của doanh nghiệp.
Hãy xem chúng tôi đã làm như thế nào.

Bạn có câu hỏi?

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cơ hội làm việc

Hãy cùng chúng tôi tạo ra khác biệt.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

  • 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: (+8428).3937.1800
  • Email: seth.tran@3re.vn

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Copyright © 2021 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION