Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Việt Nam với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ dân số đô thị cao là thị trường hấp dẫn cho ngành bán lẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước đạt gần 162 tỷ USD, tương đương 3.751 tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, những cửa hàng bán lẻ đang chịu áp lực cạnh tranh lớn với xu hướng mua hàng trực tuyến. Do đó, để phát triển toàn diện và bền vững, các cửa hàng nên bắt nhịp xu hướng bán hàng đa kênh (omni-channel). Tìm hiểu báo cáo toàn cảnh ngành bán lẻ Việt Nam năm 2019 và một số xu hướng năm 2020 qua bài viết dưới đây.

1. Bức tranh toàn cảnh ngành bán lẻ hàng hóa 2019

Thị trường Việt Nam có sự tham gia của cả nguồn vốn nội và ngoại. Đây sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo khi mà doanh nghiệp nội có lợi thế về hiểu biết tiêu dùng của người địa phương và giấy phép trong khi doanh nghiệp ngoại có lợi thế về công nghệ và nguồn vốn. Trong đó chia thành hai khu vực:

  • Nông thôn: Cạnh tranh chủ yếu đến từ các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống và hiện đại bao gồm các ngành hàng thời trang, ăn uống, đồ gia dụng. Các doanh nghiệp nội địa chiếm thị phần lớn ở khu vực này.
  • Thành thị: Diễn ra sự cạnh tranh giữa hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chuỗi cửa hàng bán lẻ và thương mại điện tử.

Theo Tổng cục thống kê báo cáo toàn cảnh ngành bán lẻ  năm 2019 ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,3%; may mặc tăng 10,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 46.000 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1%. Doanh thu dịch vụ khác năm 2019 đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5% so với năm 2018.

2. Dự báo những xu hướng tác động đến ngành bán lẻ trong năm 2020

2.1. Xu hướng thương mại điện tử

Theo thống kê, tăng trưởng thương mại điện tử tăng trưởng hơn 24%/năm nhờ số người dùng điện thoại thông minh tăng lên đột biến tạo cơ hội cho xu hướng mua hàng online trên di động bùng nổ. Cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây chính là động lực để xu hướng mua bán online trong ngành bán lẻ phát triển.

toàn cảnh ngành bán lẻ theo EIU

Theo Econimist Intelligence Unit

Các kênh bán hàng trực tuyến được người tiêu dùng ưa chuộng là Mạng xã hội (Facebook, Zalo Shop, Instagram), sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Sendo), website điện tử… Theo Econimist Intelligence dự đoán số người dùng sẽ đạt 56 nghìn người vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm.

Theo thống kê của Shopee, người tiêu dùng thường mua quần áo thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn, đồ công nghệ online. Những đồ có giá trị cao như đồ gia dụng, điện tử, thực phẩm tươi sống thì đến trực tiếp cửa hàng. Do lo ngại về chất lượng và muốn đến cửa hàng mua sản phẩm đảm bảo đổi trả, bảo hành. Điều này khiến bán hàng đa kênh là giải pháp vận hành và kinh doanh tốt nhất cho cửa hàng bán lẻ. Khách hàng có thể xem hàng online hoặc đến cửa hàng mua sắm.

toàn cảnh ngành bán lẻ trên kênh trực tuyến

Một số mặt hàng tiêu thụ trực tuyến phổ biến của ngành bán lẻ

2.2. Ưu tiên trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trải nghiệm mua sắm sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu của ngành bán lẻ hiện đại 2020. Nguyên nhân chính khiến khách hàng rời bỏ cửa hàng bán lẻ là không có những trải nghiệm mua sắm thú vị và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Trải nghiệm này không đơn giản chỉ là khi họ bước chân vào cửa hàng mà trước đó họ biết đến thương hiệu/sản phẩm của bạn trên các kênh online. Họ truy cập vào trang web/shop online của bạn để so sánh giá cả sản phẩm, kiểm tra hàng có sẵn, dự kiến ngày giao hàng và các đề xuất của khách hàng đã từng mua.

2.3. Xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi

Năm 2020 sẽ là năm bùng nổ xu hướng tiện lợi dành cho cả người mua và người bán. Các hình thức thanh toán scan barcode đã phổ biến tại chuỗi siêu thị Vinmart hoặc sử dụng ví diện tử để thanh toán. Tại Lotte Mart còn có dịch vụ mua hàng tại cửa hàng và vận chuyển tận nhà. Những thành tựu công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong năm 2020 để mang đến sự tiện lợi cho tất cả mọi người như phần mềm quản lý bán hàng, máy POS, máy quét mã vạch.

thanh toán vnpay

Cung cấp thêm tiện ích trong mua sắm là giải pháp để ngành bán lẻ tăng doanh thu

2.4. Giao hàng càng nhanh càng tốt

Mua sắm năm 2020, khách hàng không muốn đợi sản phẩm đến tay quá lâu, trung bình không quá 2 ngày. Các shop chọn đơn vị vận chuyển ship COD hoặc sàn TMĐT cam kết giao hàng trong 2h là những hành động tích cực đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cửa hàng bán lẻ như shop thời trang phụ kiện, mỹ phẩm, mẹ & bé có thể đẩy nhanh tốc độ lên hàng online và giao hàng với phần mềm bán hàng MISA eShop. Hiện tại phần mềm đã kết nối với các đơn vị vận chuyển uy tín như ViettelPost, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, AhaMove. Các shop chỉ cần xác nhận đơn hàng, chọn đơn vị có phí vận chuyển rẻ nhất, đẩy đơn hàng và theo dõi quá trình giao hàng trên cùng một hệ thống.

Nguồn: https://qandme.net/

Bài viết mới nhất

Tài liệu và báo cáo mới nhất

Giải pháp nâng cao doanh số

Chúng tôi giúp bạn tiết kiệm nguồn lực doanh nghiệp,
mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Câu chuyện thành công

Bán hàng là điều quyết định thành công của doanh nghiệp.
Hãy xem chúng tôi đã làm như thế nào.

Bạn có câu hỏi?

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cơ hội làm việc

Hãy cùng chúng tôi tạo ra khác biệt.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

  • 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: (+8428).3937.1800
  • Email: seth.tran@3re.vn

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Copyright © 2021 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION