Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp B2B đang hoạt động tại thị trường Việt Nam chính là thông qua mạng xã hội. Với số lượng người dùng mạng xã hội chiếm đến 90% dân số, đây chính là kênh tiếp cận vô cùng hiệu quả dành cho các công ty xã hội.

marketer-tiep-can-nguoi-tieu-dung-nhu-the-nao-cho-hieu-qua

Các trang mạng xã hội được xem là kênh tiếp cận tối ưu chi phí, mang lại hiệu quả tốt. Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Zalo, Messenger, Youtube, Instagram,… Hiểu rõ tệp khách hàng mà mình cần tiếp thị sẽ giúp một doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tiềm năng, từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trong Marketing, khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta cần lưu ý rằng, không phải khách hàng nào cũng như nhau. Tương tự như sự tồn tại của các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau, người mua hàng cũng có những động lực mua hàng và tư duy khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về 4 tệp khách hàng phổ biến nhất và cách một Trade Marketer có thể tiếp cận họ.

1. Người tiêu dùng trung thành (Loyal Consumers)

Người tiêu dùng trung thành (hay người tiêu dùng theo thói quen) là những người chỉ sử dụng một số nhãn hàng hoặc loại hàng hóa nhất định. Nói một cách đơn giản, những người này thường xuyên luôn chọn duy nhất một nhãn hiệu kem đánh răng, bột giặt hoặc chỉ mua sắm trong cùng một chuỗi siêu thị hoặc quần áo. Thuốc lá và rượu là những ví dụ điển hình cho các sản phẩm nhắm đến người tiêu dùng trung thành. Thực tế cho thấy, khách hàng mua thuốc lá thường sẵn sàng rời khỏi một cửa hàng để đi đến một cửa hàng khác nếu nhãn hiệu yêu thích của họ không còn hàng.

Người tiêu dùng trung thành có thể sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng số khách hàng của bạn. Tuy nhiên, lòng trung thành với thương hiệu là một tài sản vô cùng giá trị cho mọi doanh nghiệp. Một khi tệp khách hàng này đã tìm được công ty phù hợp với nhu cầu và sở thích, họ sẽ không chỉ trung thành với thương hiệu đó mà còn sẵn sàng giới thiệu sản phẩm tới bạn bè, gia đình hoặc mạng xã hội. Theo một nghiên cứu gần đây, chỉ có từ 12% đến 15% người tiêu dùng trung thành với một thương hiệu. Tuy nhiên, nhóm nhỏ đó lại có xu hướng tạo ra từ 55-70% lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vậy, làm thế nào để củng cố lòng trung thành thương hiệu của dạng khách hàng này? Chìa khóa chính là tính cá nhân hóa và hiệu ứng tiếp thị lặp đi lặp lại. Các chiến dịch quảng cáo có thể gán một tính cách hoặc một hình tượng cụ thể lên sản phẩm để thu hút người tiêu dùng trung thành.

2. Người tiêu dùng giảm giá (Discount consumers)

Đúng như tên gọi, người tiêu dùng giảm giá cũng giống như người tiêu dùng trung thành (cũng có xu hướng gắn bó với một vài thương hiệu nhất định), tuy nhiên, họ chỉ mua hàng khi có một số mặt hàng giảm giá.

Mục đích của người tiêu dùng giảm giá mỗi khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu là để tiết kiệm khoản tiền phải bỏ ra. Họ có thể sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động mua hàng nào cho đến khi các mặt hàng họ yêu thích được giảm giá. Tệp khách hàng này rất nhạy cảm về giá thành và sẵn sàng chờ đợi giá hạ xuống để mua sản phẩm mình thích thay vì mua giá gốc.

Phiếu giảm giá và mua hàng tồn kho là hai hình thức mua hàng phổ biến với loại người tiêu dùng này. Để tiếp thị cho người tiêu dùng giảm giá, bạn cần tích cực quảng cáo ưu đãi và khuyến mãi đến khách hàng. Mạng xã hội là một cách tuyệt vời để chia sẻ các chương trình khuyến mãi đang diễn ra, tương tự với email được cá nhân hóa.

3. Người tiêu dùng ngẫu hứng (Impulsive Consumers)

Người tiêu dùng ngẫu hứng là những người thường xuyên đưa ra quyết định mua hàng nằm ngoài kế hoạch. Tệp khách hàng này đưa ra quyết định mua hàng ngay khoảnh khắc họ có một sự ‘kết nối’ với sản phẩm hay các tính năng của sản phẩm. Họ thường nhanh chóng liên kết với các lợi ích cảm tính của sản phẩm.

Những người tiêu dùng này thường không mua sắm một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, chưa kể đến lòng trung thành với một thương hiệu. Sản phẩm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng vốn không nằm trong kế hoạch ban đầu của họ, vì vậy, vị trí sản phẩm là rất quan trọng. Nếu muốn thu hút tệp khách hàng này, các thương hiệu cần chú tâm đến vị trí bày bán sản phẩm của mình tại điểm bán. Ví dụ như đặt socola tại quầy thanh toán, hay để những món đồ mới lạ, bắt mắt vừa tầm nhìn của trẻ em,..

Các chương trình giảm giá hoặc dịch vụ khách hàng trực tiếp cũng là một yếu tố hấp dẫn với tệp khách hàng này. Chỉ cần luôn nhớ rằng, người tiêu dùng ngẫu hứng có xu hướng bị thu hút bởi lợi ích cảm tính so với lợi ích lý tính. Điều này khác biệt với các loại khách hàng khác, chẳng hạn như người tiêu dùng giảm giá (được thúc đẩy bởi mong muốn tiết kiệm tiền) và người tiêu dùng trung thành (được thúc đẩy bởi một thương hiệu cụ thể). Điều quan trọng ở đây là chạm vào cảm xúc của người tiêu dùng ngẫu hứng.

4. Người tiêu dùng tuỳ nhu cầu (Need-based Consumers)

Như tên gọi, tệp khách hàng này mua hàng theo nhu cầu của họ vào thời điểm đó. Ví dụ như họ sẽ tìm mua một chiếc vali mới nếu tháng sau gia đình họ đi du lịch, hoặc mua một chiếc máy sưởi khi thời tiết trở lạnh. Điều cần lưu ý ở đây là nhu cầu mua hàng luôn đi kèm với việc sử dụng món hàng đó cho một mục đích nhất định, và trong một khoảng thời gian gần.

Thách thức đối với các Marketer là phải tạo ra cảm giác “Tôi cần món hàng này” với tệp người tiêu dùng này, từ đó thúc đẩy việc mua sản phẩm và dịch vụ. Để tiếp thị cho người tiêu dùng tuỳ nhu cầu, ta cần nắm bắt rõ insight của khách hàng này và dự đoán những nhu cầu của họ một cách hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với marketing cần tập trung vào giá trị của sản phẩm, sau đó phủ sóng trên nhiều kênh như các phương tiện truyền thông xã hội.

Ta cần phân khúc khách hàng theo nhu cầu và điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp với từng nhu cầu, bằng cách nêu rõ lợi ích của sản phẩm trong một tình huống cụ thể. Doanh số bán bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng nếu khách hàng hiểu được rằng bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo tương lai cho gia đình của họ nếu có một vấn đề bất trắc nào đó xảy ra.

Theo: tomorrowmarketers

Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.

KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ

Phone: 028 3937 1800

Email: contact@konvoi.vn

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan: 

Bài viết mới nhất

Tài liệu và báo cáo mới nhất

Giải pháp nâng cao doanh số

Chúng tôi giúp bạn tiết kiệm nguồn lực doanh nghiệp,
mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Câu chuyện thành công

Bán hàng là điều quyết định thành công của doanh nghiệp.
Hãy xem chúng tôi đã làm như thế nào.

Bạn có câu hỏi?

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cơ hội làm việc

Hãy cùng chúng tôi tạo ra khác biệt.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

  • 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: (+8428).3937.1800
  • Email: seth.tran@3re.vn

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Copyright © 2021 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION