Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trong thời đại số hoá hiện nay, khi doanh nghiệp bán lẻ quản trị database hiệu quả, các nguồn lực sẽ được tối ưu, các quy trình sẽ được tinh gọn đồng thời gia tăng hiệu suất làm việc của tất cả các nhân viên.

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-01

Database là gì? Vai trò của cơ sở dữ liệu đối với các doanh nghiệp 4.0

Dữ liệu là tập hợp bao gồm các loại thông tin, những thông tin này vô cùng quan trọng đối với mọi quy trình hoạt động của 1 tổ chức. Tuy nhiên những thông tin này vẫn còn ở dạng thô và chưa có cấu trúc rõ ràng. Vậy nên, để sắp xếp những thông tin này, bạn cần phải có Database. Vậy Database là gì? Bài viết này sẽ định nghĩa cho bạn về Database, cũng như cách phân loại, vai trò, ưu điểm và khuyết điểm của Database trong doanh nghiệp.

Database là gì?

Database là một tập hợp dữ liệu có hệ thống.

Database có nhiệm vụ hỗ trợ việc lưu trữ điện tử và điều hướng các loại dữ liệu, giúp việc truy cập, quản lý và cập nhật dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ: Đối với nền tảng Zalo, Zalo sẽ sử dụng database để lưu trữ dữ liệu của người dùng, số điện thoại, tin nhắn, những người đã kết nối với bạn trên điện thoại..Facebook cũng sử dụng Database để lưu trữ, quản lý và hiển thị các dữ liệu liên quan đến người dùng, bạn bè, hoạt động, tin nhắn, các chiến dịch quảng cáo và còn hơn thế nữa.

Ở vị trí chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý, anh/chị đang gặp các khó khăn như
+ Nhìn vào quá nhiều file báo cáo đơn lẻ không cho bạn bất cứ insight nào về tổng quan và nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về marketing, bán hàng, tình hình kho vận
+ Khó đánh giá được hiệu quả Marketing so với KPI đặt ra vì số liệu bị phân mảnh ở nhiều kênh, trên nhiều tài khoản và mất thời gian tổng hợp, thậm chí nhập sai số
+ Dữ liệu bị phân mảnh, nằm rải rác ở các nền tảng khác nhau như Facebook Ads, Google Ads, Google Sheet, CRM sẽ làm bạn khó so sánh, đánh giá
+ Báo cáo chưa đủ sâu, không đa chiều, không đủ linh hoạt để bạn lựa chọn xem theo ngày, tháng, quý, các chi nhánh khác nhau

Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời.

 

Cách phân loại các loại Database thông dụng

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-02

Phân loại Database theo mục đích sử dụng

Relational Database / Cơ sở dữ liệu quan hệ

Loại Database này được định nghĩa là các mối quan hệ của các cơ sở dữ liệu dưới hình thức bảng biểu. Hay còn gọi là RDBMS (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ) – đây là loại database quan hệ phổ biến nhất hiện nay.

Các ví dụ cho RDBMS là: MySQL, Oracle, Microsoft SQL Server database.

Object-oriented databases / Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng

Loại database máy tính này hỗ trợ việc lưu trữ tất cả các loại dữ liệu. Các dữ liệu ở đây sẽ được lưu trữ dưới dạng các đối tượng, và các đối tượng này sẽ được chia theo các thuộc tính, và thứ tự để thuận tiện cho việc sử dụng.

Ví dụ cho Object-oriented database là PostgreSQL.

Distributed Database / Cơ sở dữ liệu phân tán

Cơ sở dữ liệu phân tán là loại Database bao gồm các database chung và các thông tin được thu thập bởi các máy tính cục bộ. Với loại Database này, dữ liệu không còn chỉ ở một chỗ mà được phân tán ra ở nhiều khu vực khác nhau.

Hierarchical / Cơ sở dữ liệu phân cấp

Loại DBMS sử dụng các sơ đồ phả hệ hay sơ đồ cây để lưu trữ các dữ liệu. Phần đăng ký của Window XP cũng là một ví dụ cho cơ sở dữ liệu phân cấp

Open-source database / Cơ sở dữ liệu nguồn mở

Loại database này sẽ lưu trữ các loại thông tin liên quan đến các hoạt động trong tổ chức. Nó được sử dụng trong các lĩnh vực về Marketing, nhân sự, dịch vụ khách hàng.

Cloud database / Cơ sở dữ liệu đám mây

Cloud database là loại database được tối ưu hoặc xây dựng cho các môi trường thực tế ảo.

Các ưu điểm của Cloud database: Cho phép trả thêm tiền để mở rộng khả năng lưu trữ và băng thông; Mở rộng quy mô theo yêu cầu với khả năng tương thích cao.

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-03

Data warehouse / Kho lưu trữ dữ liệu

Nó bao gồm các dữ liệu chính thống, giúp hỗ trợ các công ty trong việc ra quyết định và dự đoán. Data warehouse là hệ thống thông tin bao gồm, các dữ liệu trong lịch sử và dữ liệu truyền thông từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau. Data warehouse giúp đơn giản hóa các quy trình báo cáo và phân tích của các tổ chức.

Graph Database / Cơ sở dữ liệu đồ thị

Loại database định hướng đồ thị sử dụng các lý thuyết đồ thị để lưu trữ, ánh xạ và truy vấn các mối quan hệ. Loại dữ liệu máy tính này thường được sử dụng cho việc phân tích nhiều loại kết nối với nhau.

Ví dụ: Một tổ chức có thể dùng database dạng đồ thị để khai thác các dữ liệu về khách hàng từ các kênh truyền thông khác nhau.

Phân loại Database theo hệ điều hành

  • Theo hệ điều hành Linux: MySQL, Mariadb
  • Theo hệ điều hành Windows: SQL Server, MSSQL

Vai trò và tầm quan trọng của Database đối với doanh nghiệp 4.0

Các công ty đang ngày càng chi nhiều tiền và thời gian vào việc lên các chiến dịch Marketing sáng tạo, để có thể thu hút thêm khách hàng mới. Nhưng tất cả nỗ lực này đều vô dụng nếu như doanh nghiệp không có một hệ thống database tốt.

Hệ thống database giúp chủ doanh nghiệp biết được khách hàng nào đang là mục tiêu của bạn. Việc phân khúc khách hàng chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của database, cho phép bạn có thể đưa ra các hoạt động Marketing trực tiếp đến nhóm khách hàng tiềm năng

Có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin

Đây là những tính năng vô cùng thiết yếu đối với các công ty lớn, có nhiều khách hàng. Với khối lượng lớn các thông tin được cập nhật liên tục thì các doanh nghiệp cần Database để lưu trữ và sắp xếp các thông tin này một cách nhanh chóng nhất và chính xác nhất.

Chia sẻ thông tin

Database cho phép người dùng có thể chia sẻ các thông tin chung. Vậy nên không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ, có nhiều chi nhánh, mà cả các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia vẫn có thể chia sẻ các dữ cùng một lúc ở nhiều địa điểm khác nhau.

Nhanh chóng truy cập vào các thông tin

Với việc các dữ liệu thông tin được lưu trữ và sắp xếp và quản lý một cách hiệu quả và có cấu trúc, thì việc tìm kiếm và sử dụng các dữ liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực.

Hạn chế tình trạng trùng lặp dữ liệu

Bằng việc tập trung tất cả dữ liệu vào Database, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng trùng lặp dữ liệu mới với dữ liệu hiện có, giúp doanh nghiệp hạn chế việc lưu trữ các dữ liệu dư thừa. Việc trùng lặp này là một trong những vấn đề thường gặp của một doanh nghiệp, gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên và nhân lực cho việc lưu trữ và tìm kiếm.

Bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp

Một database có bao nhiêu phần còn tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Bạn có thể hạn chế quyền truy cập vào một số phần cụ thể của dữ liệu đối với một số người dùng cụ thể. Như vậy, các dữ liệu trong công ty sẽ được đảm bảo tính bảo mật và tính độc lập tối đa.

Sự giống nhau giữa CRM và Database

Database là thành phần vô cùng thiết yếu đối với việc lên các chiến lược CRM trong công ty. Một chiến lược CRM bao gồm việc thu thập và lưu trữ các thông tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể quản lý mối quan hệ của họ với khách hàng hiệu quả hơn nhờ vào các dữ liệu này.

Với việc phân khúc các thông tin, bạn sẽ có thể tối ưu các khía cạnh quan trọng của việc truyền thông Marketing như:

Tạo ra các chiến dịch quảng cáo mang tính cá nhân hóa hơn

  • Hỗ trợ hiệu quả cho từng khách hàng
  • Ghi nhận chi tiết các tài liệu nhận và gửi từ công ty đến khách hàng và ngược lại
  • Nhờ vậy, các quy trình hoạt động và bán hàng của doanh nghiệp sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.

Cải thiện các chiến dịch truyền thông online của doanh nghiệp
Marketing online nên đóng một vai trò quan trọng trong công ty của bạn. Bạn có thể xây dựng các database của bạn dựa trên các dữ liệu liên quan về các khách hàng từ các mạng lưới các kênh truyền thông của doanh nghiệp.

5 Thành phần chính của Database

Để có được một Database có thể hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng các thành phần chính:

Phần cứng

Phần cứng bao gồm các thiết bị vật lý và điện tử như máy tính, các thiết bị I/O, thiết bị lưu trữ, v.v . Điều này giúp tăng sự tương tác giữa máy tính và hệ thống thực.

Phần mềm

Đây là tập hợp các chương trình được sử dụng để quản lý và điều khiển các database tổng quan. Nó cũng bao gồm bản thân các database phần mềm, hệ Điều hành, phần mềm mạng lưới được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa những người dùng với nhau, và các chương trình ứng dụng để truy cập vào dữ liệu từ các database.

Dữ liệu

Dữ liệu là những vật liệu còn thô, chưa được sắp xếp và cần được cấu trúc lại để trở nên hữu dụng và ý nghĩa hơn. Thông thường thì dữ liệu bao gồm các sự kiện, sự quan sát, nhận thức, số liệu, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, v.v.

Quy trình

Các quy trình là tập hợp các hướng dẫn và các quy tắc để giúp cho bạn có thể sử dụng DBMS một cách dễ dàng hơn. Nó giúp thiết kế và chạy các database bằng các phương pháp được tài liệu hóa, cho phép bạn có thể hướng dẫn người dùng điều hành và quản lý các database đó.

Ngôn ngữ truy cập Database

Ngôn ngữ truy cập Database được sử dụng để truy cập vào dữ liệu và đến từ các database, truy cập các dữ liệu mới, cập nhật những dữ liệu đã có sẵn hoặc truy xuất các dữ liệu từ DBMS. Người dùng muốn sử dụng database sẽ đưa ra một số yêu cầu cụ thể dưới dạng là ngôn ngữ truy cập database.

Hệ điều hành Database (DMBS) là gì?

Nếu Database giúp quản lý các dữ liệu thì DMBS chính làm phần mềm giúp quản lý các Database dành cho người dùng cuối cùng.

Cơ chế hoạt động của DMBS là cung cấp cho người dùng các tiện ích cốt lõi để quản lý các database (tạo, truy xuất, cập nhật, quản lý).

Không chỉ vậy, các DMBS còn giúp người dùng quản lý quyền truy cập, đọc/ghi dữ liệu và phân tích việc sử dụng.

Phần mềm DBMS phổ biến

Một số hệ thống DMBS phổ biến, cả phần mềm mã nguồn mở, miễn phí và phần mềm thuộc sở hữu tư nhân

  • Mã nguồn mở, miễn phí: MySQL, MariaDB, PostgreSQL
  • Mã nguồn tư nhân: Oracle Database (Oracle), SQL Server (Microsoft). Microsoft Access (Microsoft).

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-04

Ưu điểm của DMBS

Hỗ trợ nhiều kỹ thuật cho việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu

Được xem như một trình xử lý hiệu quả, giúp cân bằng nhu cầu của nhiều ứng dụng, khi sử dụng cùng một dữ liệu.

  • Thống nhất quy trình quản lý dữ liệu
  • Giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả
  • Bảo toàn và bảo mật tối đa các dữ liệu
  • Bảo mật các dữ liệu bị hạn chế truy cập
  • Có khả năng giúp hạn chế nhiều quyền truy cập cùng 1 lúc
  • Giảm thiểu thời gian phát triển ứng dụng

Khuyết điểm của DMBS

  • Chi phí của các phần cứng và phần mềm vẫn còn tương đối cao
  • Phần lớn Hệ điều hành dữ liệu vẫn còn khá phức tạp, người dùng vẫn cần có sự hướng dẫn tương đối để sử dụng.
  • Trong 1 số tổ chức, các dữ liệu được tích hợp thành 1 thể thống nhất, nên chỉ 1 sai sót kỹ thuật nhỏ cũng sẽ làm sập toàn bộ hệ thống.
  • DMBS không thể thực hiện các phép tính phức tạp

Ví dụ thực tế về tổ chức Database Trong Marketing

Cách tiếp cận của tôi là đi từ dashboards. Tôi sẽ xác định trước các KPI mà mình cần hiển thị và từ đó thiết kế ra các bảng chứa các dữ liệu đó. Các bạn có thể thấy như trong hình 1, tôi sử dụng dữ liệu mẫu để vẽ dashboard bằng Tableau.

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-05

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-06

Bài toán hiện tại của chúng ta là đi tìm CAC, CIR theo các chiều: chiến dịch, nguồn kênh, nội dung quảng cáo, từ khóa, tỉnh/thành phố. Như vậy, để có thể vẽ được dashboard như hình 1, tôi cần 1 bảng dữ liệu như hình 2

Chi phí quảng cáo

Doanh thu được tạo ra bởi các khách hàng đăng ký thông tin lần đầu trong ngày phát sinh chi phí quảng cáo

Ở đây tôi lưu ý 1 chút. Có các cách tiếp cận CAC và CIR khác nhau đối với từng công ty/ngành. Trong trường hợp bài viết này, tôi muốn tính xem liệu ngân sách quảng cáo trong ngày 15/7/2019 hiệu quả đến đâu bằng cách tìm hết các khách hàng (không phải đơn hàng) được acquired từ hoạt động marketing trong ngày 15/7/2019.

Một khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm ở các thời điểm khác nhau. Tất cả các đơn hàng này tôi sẽ quy công lao về cho quảng cáo ngày 15/7 mà thôi.

Bảng dữ liệu thô

database-la-gi-database-doi-voi-nganh-ban-le-4-07

Quay lại cái bảng dữ liệu bên trên, tôi đặt tên cho nó là cir, đặt trong schema (nhóm các bảng tương đồng) bi_cir. Để điền dữ liệu còn thiếu vào bảng này, chúng ta sẽ cần đến những bảng dữ liệu thô như hình 3. Mỗi bảng dữ liệu thô sẽ chứa 1 phần mảnh ghép của bức tranh.

Ví dụ: Trong bảng crm.crm_telesale, chúng ta có ngày tạo ra contact (contact_creation_date), mã sản phẩm, đơn giá, số lượng, ngày đặt hàng. Chúng ta có thể dễ dàng cộng doanh thu theo contact_creation_date với vài dòng lệnh SQL (phần này tôi sẽ nói sau).

Tính năng Google Analytics để tạo bảng dữ liệu

Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng crm.crm_telesale, bạn sẽ thấy không có những thông tin về utm_source, utm_medium.

Những thông tin này có thể được inject thẳng vào crm thông qua form đăng ký của khách hàng nếu bạn sử dụng các link quảng cáo có chứa utm parameters.

Nhưng utm parameters trong url sẽ không chứa những nguồn như organic search hay direct, do đó, sẽ có trường hợp trường utm_source trong crm không có dữ liệu.

Để giải quyết vấn đề này, tôi sử dụng dữ liệu từ Google Analytics. Như các bạn đã biết, GA có thể cung cấp cho chúng ta chính xác nguồn của contact đến từ đâu. Nhưng vấn đề bây giờ là làm sao map được thông tin về nguồn này với dữ liệu trong CRM.

Doanh thu và chi phí trong bảng dữ liệu

Trở lại bài toán bên trên, do tôi cần phân chia cụ thể doanh thu và chi phí theo:

Campaign

Source

Medium

Ngày tạo contact

Câu lệnh LEFT JOIN

Tôi sẽ map 2 bảng crm.crm_telesale và ga.client_id_source_channel trước khi đẩy vào bảng bi_cir.cir. Để làm được việc này tôi sẽ join 2 bảng với nhau bằng câu lệnh LEFT JOIN. SELECT

A.contact_creation_date

,A.ga_client_id

,A.product_id

,A.product_price

,A.product_quantity

,A.order_id

,A.order_date

,A.utm_campaign

,B.utm_source

,B.utm_medium

,B.utm_term

,B.utm_content

FROM(SELECT

contact_creation_date

,ga_client_id

,product_id

,product_price

,product_quantity

,order_id

,order_date

,utm_campaign

FROM crm.crm_telesale)

ALEFT JOIN(SELECT

ga_client_id

,utm_source

,utm_medium

,utm_term

,utm_content

,ga_date

,goal_complete_registration

FROM ga.client_id_source_channel

WHERE goal_complete_registration > 1)

Bon A.ga_client_id = B.ga_client_id

AND A.contact_creation_date = B.ga_date

Trong câu lệnh này, tôi tìm cách lấy các dữ liệu từ GA để điền vào chỗ còn thiếu trên bảng crm.crm_telesale bằng hàm LEFT JOIN. Sau khi thực hiện xong lệnh này, mỗi khách hàng (được định danh bằng ga_client_id) trong CRM sẽ có thêm các thông tin là utm_source, utm_medium, utm_term và utm_content đi kèm.

Sau khi có những thông tin này, bạn có thể lựa chọn lưu bảng mới join thành 1 bảng tạm để xử lý tiếp, hoặc bạn có thể mở rộng câu lệnh SQL bên trên để tính toán tiếp tổng doanh thu (ít bước hơn, phức tạp hơn)

Câu lệnh SQL mới

SELECT .
Giả sử bạn lựa chọn phương án lưu kết quả bên trên ra 1 bảng tạm. Đặt tên nó là temp.crm_telesale_ga_source. Chúng ta có thể tính được doanh thu theo ngày, campaign, source, medium… bằng 1 câu lệnh SQL mới:

SELECT
contact_creation_date
,count (ga_client_id) AS customer_quantity
,sum(product_price*product_quantity) AS total_revenue
,utm_campaign
,utm_source
,utm_medium
,utm_term
,utm_content
FROM temp.crm_telesale_ga_source
GROUP BY
contact_creation_date
,utm_campaign
,utm_source
,utm_medium
,utm_term
,utm_content
Như thế, chúng ta đã ra 1 bảng mới có các trường thông tin: contact_creation_date, customer_quantity, total_revenue, utm_campaign, utm_source, utm_medium, utm_term, utm_content. Một nửa của bức tranh đã được vẽ. Thứ còn thiếu là chi phí cho từng kênh.

Kết luận

Định nghĩa của Database là gì: Nó hỗ trợ việc lưu trữ điện tử và điều hướng các loại dữ liệu, giúp việc quản lý dữ liệu được dễ dàng hơn.

DMBS chính là Hệ điều hành Database Database sẽ được phân loại theo mục đích sử dụng và hệ điều hành của người dùng

Loại DMBS được sử dụng nhiều nhất chính là các mô hình mối quan hệ giúp lưu trữ dữ liệu ở dạng bảng biểu. Nó cũng sử dụng SQL như là ngôn ngữ truy vấn chuẩn.

Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.

KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ

Phone: 028 3937 1800

Email: contact@konvoi.vn

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan: 

Bài viết mới nhất

Tài liệu và báo cáo mới nhất

Giải pháp nâng cao doanh số

Chúng tôi giúp bạn tiết kiệm nguồn lực doanh nghiệp,
mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Câu chuyện thành công

Bán hàng là điều quyết định thành công của doanh nghiệp.
Hãy xem chúng tôi đã làm như thế nào.

Bạn có câu hỏi?

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cơ hội làm việc

Hãy cùng chúng tôi tạo ra khác biệt.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

  • 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: (+8428).3937.1800
  • Email: seth.tran@3re.vn

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Copyright © 2021 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION